4 bí quyết giúp sinh viên chép bài siêu nhanh và hiệu quả

4 bí quyết giúp sinh viên chép bài siêu nhanh và hiệu quả

Lên Đại học sẽ không còn được thầy đọc – trò chép như hồi học sinh, do đó bạn cần nắm những bí quyết sau để chép bài siêu nhanh mà vẫn đầy đủ nội dung quan trọng.

 Tiết lộ bí quyết giúp sinh viên chép bài siêu nhanh và hiệu quả

Tiết lộ bí quyết giúp sinh viên chép bài siêu nhanh và hiệu quả

Tại giảng đường, tốc độ giảng bài của Thầy cô sẽ rất nhanh với quan điểm “không nói lại những gì đã có trong sách”, do đó để lĩnh hội kiến thức đầy đủ nhất, sinh viên phải chủ động ghi chép và mạnh dạn trao đổi để nắm được đầy đủ nội dung. Tuy nhiên không phải ai cũng bắt nhịp với tốc độ giảng bài – học bài nhanh thay vì đọc chép như thời học sinh, bởi vậy mà không ít bạn rơi vào tình cảnh luống cuống, người thì chăm chăm chép bài mà không kịp phản xạ những nội dung liên quan của Thầy, người thì mải lơ đãng một lúc đã mất phần nội dung quan trọng…

Vậy làm sao để có thể vừa chép bài nhanh, mà vẫn đảm bảo được đầy đủ nội dung? Hãy cùng tìm hiểu những bí quyết được Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đưa ra dưới đây nhé!

  • Ghi âm lại bài giảng

Hãy tận dụng những phương tiện bạn sẵn có như điện thoại, máy ghi âm để ghi âm lại bài giảng những môn quan trọng. Việc ghi âm không chỉ giúp bạn viết lại được đầy đủ nội dung mà còn có thể nghe lại bài gảng của thầy cô bất cứ lúc nào. Đây là cách đơn giản và tiện lợi nhất để lưu lại mọi bài giảng như một tư liệu quý giá của bạn và có thể chép lại nội dung bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên một số trường quy định không được sử dụng điện thoại/thiết bị điện tử trong giờ học, do đó hãy xin phép thầy cô và chỉ ghi âm khi đã được thầy cô đồng ý nhé!

  • Ghi lại ngày tháng và tựa đề từng tiết học

Ghi lại cụ thể ngày tháng là cách tốt nhất để bạn không bị nhầm lẫn bài học và tiện cho việc tra cứu, ôn tập sau này, bởi khối lượng kiến thức bạn được học/ nghe giảng ở Đại học thực sự rất nhiều, và ở mỗi buổi học bạn có thể phải thu nạp không ít thứ. Tương tự như ghi ngày tháng, việc ghi lại tựa đề bài giảng hay nội dung chính của buổi học hôm đó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian khi tra cứu thông tin và rất tiện nếu bạn muốn hệ thống hoá lại kiến thức đã học.

Bạn Phạm Tất Đạt – Thủ khoa Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tiết lộ: “Trong từng giờ học mình đều đánh dấu lại ngày tháng và tựa đề nội dung học, thậm chí ghi rõ bài học đó ở trang bao nhiêu sách giáo khoa. Như vậy đến khi ôn luyện sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm bài học”.

Tự học là điều cần thiết ở sinh viên

Tự học là điều cần thiết ở sinh viên

  • Sử dụng các ký hiệu

Vì tốc độ thầy cô giảng bài rất nhanh và lượng kiến thức ghi chép rất nhiều nên để chép được hết nội dung và theo kịp lời giảng một cách nhanh nhất, bạn nên sử dụng các ký hiệu, viết tắt, thậm chí cả hình vẽ, đặc biệt các từ ngữ thông dụng và từ láy, từ dài…Dĩ nhiên khi đã sử dụng ký hiệu bạn phải hiểu được hết, có vậy mới hiệu quả khi đọc lại, tránh việc sau khi viết xong lại không dịch được chính bài viết của mình!

  • Dùng bút nhớ đánh dấu những từ khóa quan trọng

Bạn không nhất thiết phải chép lại toàn bộ nội dung bài học, nhưng bạn phải “bắt” được những từ khoá quan trọng trong bài giảng. Khi xác định được các từ khóa, bạn sẽ nắm được các nội dung chính của bài giảng hôm đó. Khi ôn tập cũng chỉ cần tập trung vào đó rồi dần dần tra cứu thêm.

Thầy Đặng Nam Anh – Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tiết lộ: Sử dụng bút nhớ là phương pháp đơn giản và tối ưu để sinh viên kịp thời “highlight” lại những từ khóa, nội dung quan trọng, thiết yếu. Không chỉ giúp bạn ôn luyện hiệu quả hơn mà còn có giá trị giúp bạn nắm được nội dung được đánh dấu một cách nhanh hơn rất nhiều.

Dù chép bài cẩn thận đến đâu thì bạn vẫn cần hiểu rõ nội dung vấn đề được học để lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn nhất. Chính vì vậy khi ở trên lớp, hãy mạnh dạn trao đổi với bạn bè và hỏi lại ngay giáo viên những phần không hiểu, làm như thế là bạn đã tiết kiệm được 50% thời gian học bài rồi đấy!