Sinh viên ngã ngửa vì học phí nhiều trường tăng gấp 3 lần so với năm 2016
Rất nhiều trường đã không công khai mức học phí ngay từ đầu, khiến rất nhiều thí sinh sau khi nhập học mới “té ngửa” vì mình chọn trường có mức học phí quá cao.
- Các trường Đại học cuối cùng công bố xét nguyện vọng bổ sung năm 2017
- Danh sách các trường Đại học TOP trên xét tuyển nguyện vọng bổ sung
- Hướng dẫn cách ghi hồ sơ nhập học cho Tân sinh viên
Sinh viên ngã ngửa vì học phí nhiều trường tăng gấp 3 lần so với năm 2016
PGS.TS Trần Văn Tớp – Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội nhận định rằng, sinh viên nên chấp nhận thực trạng học phí sẽ tăng và hãy coi đây như một phi vụ l đầu tư cho tương lai. Bởi vì chỉ trong một thời gian ngắn nữa thôi, đa số các trường sẽ được giao quyền tự chủ về tài chính, lúc này điều đương nhiên mức học phí sẽ tăng.
Mục đích cuối cùng của các trường ĐH là tự chủ về tài chính
Tuy nhiên theo nhận định của một cựu sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội hiện đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội thì cho rằng, liệu học phí tăng có tỉ lệ thuận với tăng chất lượng giáo dục, giảm tình trạng thất nghiệp, hay sinh viên chấp nhận đầu tư mạo hiểm, cứ đóng học phí cao, ra trường cơ hội việc làm ra sao…. thì còn là một dấu hỏi.
Mới đây nhất, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã khẳng định trong năm 2017, sẽ đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm với cơ sở giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện trong năm học này. Điều này đồng nghĩa với việc các trường ĐH phải coi tự chủ là đích đến để có thể nâng cao chất lượng chứ không phải để tự chủ về tài chính và nâng cao mức học phí.
Nhiều trường tăng học phí không theo lộ trình
Tự chủ nhưng không quên công khai mức học phí
Theo nhận định của các ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, sau hai năm thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ ở một số trường, điều thí sinh quan tâm nhất chính là mức học phí, có trường tăng gấp 2-3 lần so với trước. Trong khi chất lượng đào tạo thì chưa thể thực hiện được.
Tuy nhiên, gây bức xúc nhất vẫn là mức tăng học phí, dù trong quy chế tuyển ssinh cũng đã quy định rất rõ phải công khai mức học phí dự kiến ngay từ đầu năm, nhưng 2 năm qua, đến lúc thí sinh đã đăng ký Xét tuyển xong xuôi, hoặc đến lúc nhập học mới “té ngửa” vì mình chọn trường có mức học phí quá cao.
Theo nhận định của các giảng viên đang công tác tại Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, rất nhiều trường ĐH không hẳn tất cả các trường tự chủ “quên” công khai học phí, chứ không hẳn là quên. Vì hiện tại đang trong thời kỳ quá độ, chưa thực hiện cơ chế tự chủ với 100% trường ĐH, chỉ một số trường ĐH thực hiện chính sách tự chủ trước, nên sợ công khai học phí sẽ gặp nhiều khó khăn.
Thí sinh cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ về ngành và trường mình theo học
Học phí cao có đồng nghĩa với chất lượng đào tạo đúng chuẩn?
Theo nhận định của Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa: “Xét ở một mức độ nào đó thì việc học ĐH chính là việc đầu tư cho tương lai và học phí chính là kinh phí mà thí sinh phải bỏ ra để có thể theo học. Nếu muốn học trường tốt thì đương nhiên số tiền bỏ ra đầu tư nó phải khác. Không thể không có tiền mà lại muốn sang học ngành của Harvard, trừ khi bạn đặc biệt xuất sắc, giành được học bổng. Vì vậy, thí sinh cũng cần có ý thức rất tốt về vấn đề này. Do đó khi có ý định theo học ngành nào, trường nào thì phải xác định và lựa chọn cho đúng đắn”
Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên vẫn còn rất lo lắng về tình trạng cử nhân ra trường thất nghiệp tăng lên theo từng năm và chất lượng đào tạo liệu có song hành với mức học phí mà thí sinh đó cần phải trả.