“30 điểm vẫn trượt Đại học” Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì?
Năm 2017 là xác lập kỷ lục về mức điểm Xét tuyển ĐH, thậm chí có những thí sinh đạt 30 điểm nhưng vẫn trượt ĐH, hãy cùng nghe thứ trưởng Bùi Văn Ga lý giải về vấn đề này.
“30 điểm vẫn trượt Đại học” Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì?
Theo những thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, năm nay có rất nhiều thí sinh có điểm thi rất cao nhưng không trúng tuyển nguyện vọng (NV) 1, nguyên nhân là do năm nay các thí sinh không bị giới hạn nguyện vọng nên số lượng thí sinh đạt NV1 vào các trường top đầu là rất lớn ngoài ta chỉ tiêu những ngành này lại giảm rất mạnh dẫn đến thí sinh trượt NV1.
Mức điểm chuẩn quá cao, Thứ trưởng Bộ GD & ĐT nói gì?
Theo thứ trưởng Bùi Văn Ga, thực chất những ngành có mức điểm chuẩn Xét tuyển cao chỉ tập trung ở một số nhóm ngành nhất định, hiện nay cả nước có đến hơn 4.000 ngành tuyển sinh nhưng chỉ có vài chục ngành có mức điểm chuẩn cao, tập trung ở các nhóm ngành quân đội, công an y dược, số lượng này chỉ chiếm 1% tổng số ngành.
Tuy nhiên không trúng tuyển NV 1 không có nghĩa là các em đã trượt đại học. Ví dụ ngành y đa khoa nếu ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh lấy điểm chuẩn 29,25 thì những trường ĐH khác cũng đào tạo ngành này lấy điểm chuẩn thấp hơn như ĐH Y Dược Huế (28,25), ĐH Y Thái Bình (27,5), ĐH Y Dược Hải Phòng (27), ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (27), Khoa Y Dược ĐH Đà Nẵng (26,25)… Vì thế nếu thí sinh thi được 27 điểm muốn học ngành Y đa khoa và đã đăng ký vào các trường có đào tạo ngành này thì không thể trượt được.
Ngành Y Dược là một trong những nhóm ngành có mức điểm chuẩn tăng cao
“Mưa điểm 9, 10” có phải đề thi quá dễ?
Rất nhiều người cho rằng, đề thi năm 2017 dễ và không có độ phân hóa, chính vì vậy mới xuất hiện tình trạng cơn mưa điểm 10. Tuy nhiên theo quan điểm của Thứ trưởng Bùi Văn Ga, đối với những kỹ thi trước đây khi thi tự luận mỗi môn thi chỉ có một đề thi duy nhất, đề thi chỉ có một vài câu hỏi khó tập trung vào một vài phần của chương trình học nên chỉ một số ít thí sinh chuyên sâu các chương này mới làm được. Năm 2017, chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm với 24 mã đề thi khác nhau các câu hỏi khó giải rác khắp chương trình học vì thế có rất nhiều thí sinh có thể làm được và điều xuất hiện điểm cao là điều hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, có lượng bài thi đạt điểm 9-10 cũng không quá 3% tổng số thí sinh dự thi, phổ điểm trung bình tập trung nhiều vào mức điểm 5-6 nên không thể coi đề thi năm nay dễ hơn so với năm 2017. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chính là số thí sinh có mức điểm cao lại Xét tuyển NV1 vào những trường top đầu, những ngành mà lâu nay điểm chuẩn vốn dĩ đã rất cao, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh rất ít, vì vậy, có hiện tượng thí sinh có mức điểm rất cao nhưng vẫn không trúng tuyển NV1.
Mức điểm chuẩn năm nay tăng cao hơn rất nhiều so với năm 2016
“30 điểm vẫn trượt Đại học” Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì?
Một thực trạng đang gây bức xúc cho dư luận chính là rất nhiều thí sinh đạt điểm tuyệt đối nhưng không đậu đại học, chỉ vì không có điểm cộng ưu tiên khu vực. Chính điều này khiến nhiều người thấy bất công và nên bỏ việc cộng điểm Xét tuyển ưu tiên cho thí sinh.
Nhưng theo quan điểm của Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Quy định cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực ưu tiên đã được thực hiện từ rất nhiều năm nay. Quy định laf một hành động cụ thể hóa những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, con em dân tộc, thí sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn… có điều kiện sống, điều kiện học tập khó khăn hơn rất nhiều so với thí sinh sống ở thành phố.
Tuy nhiên khi chính sách chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước thay đổi sách quy chế tuyển sinh cũng phải theo đó mà thay đổi. Ví dụ những địa phương trước đây thuộc khu vực khó khăn, nay điều kiện kinh tế xã hội đã được cải thiện, không còn nằm trong danh sách các địa phương khó khăn thì việc cộng điểm ưu tiên đối với thí sinh cũng sẽ được điều chỉnh giảm.