Nhiều trường Đại học đồng loạt công bố mức tăng học phí cho năm học năm nay khiến nhiều phụ huynh và sinh viên – các em học sinh tham gia tuyển sinh năm nay lo lắng.
- Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng học phí gấp đôi
- Toàn cảnh mức thu học phí của các trường Y Dược năm 2021
- Xét tuyển Cao đẳng Dược chính quy Hà Nội năm 2021
Sinh viên một trường Đại học. Ảnh minh họa
Học phí các trường ĐH tăng đồng loạt Bộ GD&ĐT lên tiếng
Cụ thể, theo tin từ ban biên tập Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, hàng loạt trường trực thuộc Đại học Quốc gia TPHCM vừa công bố lộ trình tăng học phí cho năm học 2021-2022 theo đề án đổi mới cơ chế hoạt động tự chủ chi thường xuyên với mức tăn khá cao vào thời điểm người dân đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch Covid-19.
Cụ thể, mức học phí mà trường Đại học Công nghệ thông tin đưa ra là 25 triệu đồng/năm (hệ đại trà), 35 triệu đồng (hệ chất lượng cao), 45 triệu đồng (chương trình tiên tiến). Năm tiếp theo, học phí ở mỗi hệ đào tạo tăng thêm 5 triệu đồng. Với ĐH Bách khoa, chương trình đại trà có mức học phí là 25 triệu đồng/năm (mức cũ khoảng 12 triệu đồng); chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Anh là 66 triệu đồng (mức cũ khoảng 30 triệu đồng).
Khối trường đào tạo sức khỏe ở khu vực phía Nam có học phí tăng “khủng” nhất trong hai năm nay. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố, từ năm học 2021-2022, trường dự kiến áp dụng mức học phí mới, trong đó, nhóm ngành Y khoa, Dược học, Răng-Hàm-Mặt có mức 32 triệu đồng/năm, các ngành còn lại 28 triệu đồng. So với năm 2020, mức thu này tăng hơn gấp đôi.
Học phí nhóm ngành Y dược được tăng khá cao
Cũng theo cô Phạm Thị Thu Hiếu – Trưởng phòng tuyển sinh Cao đẳng Điều Dưỡng, đây cũng chính là thời điểm Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến hết năm học 2020-2021 sắp kết thúc. Việc điều chỉnh học phí sẽ được căn cứ vào văn bản thay thế Nghị đinh này cả Bộ GD-ĐT.
Ngay sau khi các trường Đại học trên công bố tăng học phí, đại diện Bộ GD&ĐT cũng đã phối hợp với các bộ, ngành, lấy ý kiến các địa phương, các cơ sở giáo dục trên cả nước để hoàn thiện dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.
Trong dự thảo này, Bộ GD-ĐT dự kiến gắn mức thu học phí không chỉ theo mức độ tự chủ tài chính của các trường công lập, mà còn gắn với kết quả kiểm định chất lượng giáo dục – đào tạo trường công lập, nhằm bảo đảm mức thu học phí tương xứng với chất lượng.
Đối với trường công lập chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính, nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng thì thực hiện mức thu học phí không quá một mức trần nhà nước quy định.
Các trường tự chủ tài chính và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc quốc tế được thu học phí tối đa từ 2 đến 2,5 lần học phí của các trường chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính, nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng.
Chỉ các trường tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài mới được tự xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật, thực hiện công khai, giải trình với người học và xã hội, thuyết minh trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Các trường ngoài công lập theo quy định hiện nay tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP được tự quyết định mức thu học phí, phải công khai mức học phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; cho từng năm học cùng với dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Trường Cao đẳng y dược Pasteur tổng hợp