Thuê bằng Dược sĩ mở nhà thuốc bị phạt bao nhiêu tiền?

Thuê bằng Dược sĩ mở nhà thuốc bị phạt bao nhiêu tiền?

Hiện nay nhu cầu sử dụng thuốc bổ cũng như thuốc bệnh của người dân ngày một tăng cao vì vậy hàng năm có hàng chục nghìn nhà thuốc mọc lên, trong đó có nhiều nhà thuốc khi kiểm tra Dược sĩ đứng tên đều vắng mặt.

Thuê bằng Dược sĩ bị phạt tiền

Luật Dược năm 2005 quy định việc kinh doanh thuốc, cung ứng lưu hành thuốc, sử dụng thông tin quảng cáo thuốc đặc biệt là các điều kiện để nâng cấp Nhà thuốc GPP (nhà thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt – GPP).

Xem thêm: xét tuyển Cao đẳng Dược Hà Nội

Theo quy định của Luật Dược năm 2005, ở điều 25 quy định điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc thì chủ nhà thuốc (đại diện pháp nhân) phải do Dược sĩ có trình độ đại học đứng tên. Quầy thuốc, Đại lý bán thuốc, Tủ thuốc Trạm Y tế phải do Dược sĩ có trình độ từ Trung cấp, Cao đẳng Dược trở lên đứng tên. Đối với cơ sở bán lẻ thuốc chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu phải do Dược sĩ có trình độ Trung cấp trở lên hoặc dược học cổ truyền đứng tên chủ cơ sở…Trong đó luật dược 2005 cũng quy định rõ Dược sĩ đứng tên mở nhà thuốc phải thường xuyên có mặt ở Nhà thuốc để hạn chế việc Dược sĩ đứng tên Nhà thuốc chỉ là hình thức hay nói cách khác để hạn chế việc “Thuê bằng Dược sĩ” chỉ đứng tên Nhà thuốc để đối phó với cơ quan quản lý ngành y tế. tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy nhiều nhà thuốc tư nhân khi bị cơ quan quản lý Nhà nước về y tế kiểm tra đột xuất thì Dược sĩ đứng tên nhà thuốc vắng mặt do nhiều “lý do khác nhau”. Sau khi bị cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt hành chính thì 1 số nhà thuốc lại vẫn tái vi phạm.

Hình thức xử phát khi thuê bằng dược sĩ  mở nhà thuốc

Luật dược 2005 đã có quy định với hành vi giả mạo, thuê, mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề Dược sẽ phạt từ 5 – 10 triệu đồng  đối với nhà thuốc (còn gọi là cơ sở bán lẻ). Còn cơ sở bán buôn mức phạt sẽ từ 10 – 20 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình phạt bổ sung tước chứng chỉ hành nghề Dược trong thời hạn từ 6 tháng đến 12 tháng.

Riêng các nhà thuốc kinh doanh thuốc không có chứng chỉ hành nghề Dược ; Không đúng địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cũng bị phạt với mức tương tự như trên.

Theo Sở Y tế Hà Nội, đối với một nhà thuốc (cơ sở bán lẻ), hay cơ sở bán buôn nếu trong 3 lần kiểm tra liên tiếp mà dược sĩ đều vắng mặt, thì sẽ rút giấy phép hành nghề của cơ sở đó.

cao-dang-duoc-dao-tao-duoc-si-ban-thuoc

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *